NAV (Net Asset Value) là gì? Công thức tính NAV

Với các nhà đầu tư mới hay người bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán, việc nắm rõ một số thuật ngữ chuyên ngành sẽ giúp ích rất lớn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. Trong đó, NAV là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Vậy NAV là gì? Công thức tính và ý nghĩa của NAV?  Cùng williamrees.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

NAV (Net Asset Value) là gì?

NAV hay Net Asset Value là chỉ số thể hiện giá trị tài sản thuần của một công ty bao gồm: vốn điều lệ (hay vốn cổ đông), vốn hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp và vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu.

NAV là gì?

Thông thường, nguồn vốn công ty được cấu thành từ vốn sở hữu của cổ đông và nguồn vốn vay. Đây là các nguồn vốn chính để tạo ra các tài sản cho công ty như: mặt bằng, thiết bị, nhà xưởng và các tài sản lưu động khác. Do đó, nếu một công ty có vốn cổ đông thấp nhưng quy mô tài sản thể hiện ra bên ngoài lớn thì rất có thể đó là do vốn vay. Vì vậy, nguồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là Giá trị tài sản thuần mà công ty đang nắm giữ, đó cũng chính là chỉ số NAV (Net Asset Value). 

Công thức tính NAV

Công thức tính NAV

Để tính giá trị tài sản thuần, bạn sử dụng công thức sau:

NAV =  (Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả) / Tổng số cổ phiếu đang lưu hành 

Trong đó: Tổng giá trị tài sản = Tổng chứng khoán của quỹ tính theo thị giá + tiền mặt.

Ví dụ: Công ty A đang nắm giữ 20 triệu đô la chứng khoán, 3 triệu đô tiền mặt và 2 triệu tiền nợ phải trả. Giả sử, công ty có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Để tính NAV, ta áp dụng theo công thức trên.

=>  NAV = (20 + 3 – 2) / 1 = 21 (triệu đô la) => Đây chính là giá trị tài sản thuần của công ty A.

Lưu ý khi tính NAV:

+ NAV sẽ thay đổi hàng ngày, bởi vì tài sản và nợ phải trả của công ty sẽ thay đổi liên tục. 

+ Tương tự, với số lượng cổ phiếu đang lưu hành cũng thường xuyên thay đổi bởi các nhà đầu tư sẽ mua hoặc mua lại cổ phiếu từ các cổ đông khác.

Chỉ số NAV và giá cổ phiếu khác nhau ở điểm nào?

Hầu hết các nhà đầu tư đều nghĩ rằng giá trị tài sản thuần của công ty cũng chính là giá cổ phiếu của nó. Nhưng bản chất, chúng chỉ có nét tương đồng còn về đặc điểm và ý nghĩa sẽ khác nhau cụ thể:

NAVGiá cổ phiếu
– Chỉ số NAV thể hiện giá trị tài sản thuần của một công ty.- NAV cao hay thấp phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng mà công ty đang sở hữu. – Giá cổ phiếu là giá bán của cổ phiếu trên thị trường mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền ra để mua. Mức giá này có thể bị thao túng do đầu cơ.- Giá cổ phiếu có thể biến động bởi các yếu tố như người bán-mua, lượng cung cầu, xu hướng thị trường,…nên giá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị NAV. 

Ý nghĩa của chỉ số NAV trong chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số NAV
  • Định giá ròng tài sản hằng ngày

 Sau khi thị trường chứng khoán đóng cửa vào lúc 15h30, hầu hết mọi doanh nghiệp sẽ đánh giá tổng giá trị danh mục đầu tư của họ qua mỗi ngày. 

Khi thị trường mở cửa lại vào ngày hôm sau, mức giá mở cửa bằng với mức giá đóng cửa của ngày hôm trước thì các nhà đầu tư phải khấu trừ các chi phí để định giá được giá trị ròng tài sản hàng ngày thông qua chỉ số NAV. 

  • Tính toán chung giá trị ròng của tài sản 

Giá trị tài sản ròng là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Hay nói cách khác, giá trị ròng của tài sản là giá cổ phần của vốn chủ sở hữu và được tính bằng cổ phiếu riêng lẻ. Giá trị này thay đổi theo giá thị trường và được tính bằng chỉ số NAV. 

Mối liên hệ giữa chỉ số NAV và các yếu tố khác 

NAV có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài sản cổ đông. Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá tài sản thật bên trong công ty hay chỉ là nguồn vốn vay từ bên ngoài, từ đó cân nhắc có nên đầu tư cổ phiếu của công ty đó hay không. Dưới đây là mối liên hệ giữa NAV và các yếu tố khác nhà đầu cần nắm rõ:

  • Trường hợp 1: Mệnh giá cổ phiếu phát hành thấp hơn chỉ số NAV

Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có sẵn nguồn vốn tích lũy để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Với những công ty có tài chính ổn định, bền vững như vậy thì nhà đầu tư có thể an tâm để mua cổ phiếu.

Ví dụ: Công ty ABC phát hành cổ phiếu với giá 80.000 đồng. Nhưng theo số liệu cho biết, chỉ số NAV của công ty đã là 100.000 đồng. Từ đó có thể thấy được, công ty ABC có nguồn vốn khá mạnh nên bạn có thể lựa chọn mua cổ phiếu của công ty ABC. 

  • Trường hợp 2: Lợi nhuận doanh nghiệp cao nhưng chỉ số NAV không tăng 

Điều này cho thấy trong thời gian gần nhất, công ty có dấu hiệu phát triển mạnh. Cùng với đó, công ty cũng có thể có chiều hướng tăng trưởng trong thời gian dài. Thế nên, nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư sinh lời trong thời gian ngắn vào những công ty như vậy. 

Ví dụ: Nếu NAV là 100.000 đồng nhưng công ty có doanh thu, lợi nhuận cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu của doanh nghiệp này. Cùng với đó, nhà đầu tư có thể kỳ vọng lợi nhuận gia tăng khi đó sẽ có chia cổ tức có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới.

  • Trường hợp 3: Chỉ số NAV giữ nguyên, chỉ số vay nợ tăng lên 

Đây là một dấu hiệu rất đáng lo ngại với doanh nghiệp, phản ánh công ty đang làm ăn thua lỗ, trên đà tụt dốc hay thậm chí phá sản. Nên nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng khi đầu tư cổ phiếu vào những doanh nghiệp này. 

Ví dụ: NAV của công ty đang ở mức 120.000 đồng nhưng lại đang lỗ và có xu hướng tiếp tục giảm. Thời điểm này, bạn cần phân tích và cân nhắc mọi mặt trước khi đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. 

Cách tăng giá trị NAV

Tăng chỉ số NAV không chỉ thể hiện rằng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh khả quan, mà còn thúc đẩy các nhà đầu tư mua cổ phiếu có khả năng sinh lời cao từ doanh nghiệp. Một số phương pháp hữu hiệu bạn có thể áp dụng để tăng giá trị NAV như:

  • Tiến hành mua lại những chứng chỉ quỹ trên thị trường, việc làm này cũng tương tự như những doanh nghiệp niêm yết mua cổ phiếu. Điều này sẽ làm kích thích giá trị tài sản thuần của công ty hiệu quả.
  • Trả cổ tức cao hơn ngưỡng 22% để thu hút các nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu. Từ đó, vốn từ cổ đông sẽ tăng lên kéo theo NAV cũng tăng cao.
  • Trong trường hợp cần thiết doanh nghiệp có thể hoán đổi một phần hoặc toàn bộ thành quỹ mở

Lời kết

NPV là chỉ số quan trọng trên thị trường chứng khoán, hỗ trợ nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định có nên đầu tư cổ phiếu của công ty đó hay không. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm rõ các kiến thức về NAV, cách tính NAV để có thể áp dụng và có cho mình những quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc các bạn thành công!