Lãi gộp là số liệu không thể thiếu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Không những thế, lãi gộp còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư. Vậy lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp như thế nào? Bài viết dưới đây WilliamRees sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan về thuật ngữ này đến bạn. Cùng theo dõi nhé!
Lãi gộp là gì?

Lãi gộp hay lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả chi phí kinh doanh. Hoặc có thể hiểu đơn giản, lãi gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lãi gộp ở mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cách xác định khác nhau:
- Với doanh nghiệp nhập hàng về bán: lãi gộp sẽ là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nhập hàng.
- Với doanh nghiệp sản xuất: lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hàng hóa.
Công thức tính lãi gộp

Từ định nghĩa ta có công thức tính lãi gộp:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán |
Trong trường hợp, doanh thu thuần thay cho doanh thu thì lãi gộp được tính bằng công thức sau:
Hệ số biên lãi gộp = Lãi gộp / Doanh thu thuần x 100%
Ví dụ: Doanh nghiệp X kinh doanh sản xuất mặt hàng áo nữ, trong quý 3 năm 2021 doanh nghiệp X sản xuất được 10.000 cái áo. Bán ra với chi phí là 250.000 VNĐ/cái trong đó chi phí để sản xuất ra một cái áo là 150.000 VNĐ/cái.
Vậy ta có lãi gộp (lợi nhuận gộp) của doanh nghiệp X trong quý 3 năm 2021 là:
Lãi gộp = 10.000 x 250.000 – 10.000 x 150.000 = 1.000.000.000 VNĐ
Lãi gộp và lãi kép khác nhau như thế nào?
Lãi gộp và lãi kép là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt và không có mối liên hệ với nhau.
Như đã nhắc ở trên, lãi gộp là là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của sản phẩm, dịch vụ. Đây là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, lãi gộp cũng là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư có thể dựa vào đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.
Trong khi đó, lãi kép hay lãi suất kép là thuật ngữ liên quan đến việc gửi tiết kiệm, hình thức tái đầu tư vào lãi, tức là sau khi sinh lời, phần lãi nhận được sẽ cộng dồn vào tiền vốn để tiếp tục cho chu kỳ đầu tư tiếp theo. Khi đó, nếu vốn gửi vào càng nhiều thì lãi thu được sẽ càng cao ở những giai đoạn tiếp theo của dòng tiền.
Nhìn chung, gửi tiết kiệm lãi suất kép là một trong những hình thức gửi tiền tiết kiệm có lợi nhất, lợi tức từ khoản tiền gửi tiết kiệm của bạn có thể nhân lên gấp mấy lần nếu thời gian gửi càng kéo dài. Đặc biệt, khi đầu tư trong vòng từ 25 – 30 năm, số tiền lãi kép sinh ra sẽ vô cùng lớn và có thể khiến nhà đầu tư giàu lên nhanh chóng nhờ khoản tiền gửi này.
Xem thêm: Hối phiếu là gì?
Ý nghĩa của lãi gộp
Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Lãi gộp là yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư xem xét, đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tính toán lãi gộp, không chỉ giúp doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh đang lãi hay lỗ mà còn hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về phương án, chiến lược kinh doanh và bộ máy nhân sự của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể tự đánh giá, đưa ra những chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp cho sự phát triển.
Đánh giá lĩnh vực kinh doanh
Xác định lãi gộp là một cách hiệu quả để có thể nắm bắt nhu cầu thị trường về lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh và đầu tư. Bởi nếu con số lãi gộp doanh nghiệp cao sẽ phản ánh nhu cầu, sự quan tâm của thị trường với sản phẩm lớn cũng như đối thủ cạnh tranh không nhiều. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tận dụng thời cơ này để đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Ngược lại, nếu con số lãi gộp thấp tức doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả, vì vậy, bạn cần có kế hoạch điều chỉnh hoặc phát triển lĩnh vực mới để thu về lợi nhuận.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực
Lợi nhuận gộp là chỉ số cơ bản giúp doanh nghiệp có thể so sánh tình hình kinh doanh với đối thủ trong cùng một lĩnh vực.
Nếu doanh thu của doanh nghiệp bạn thấp hơn so với đối thủ hãy tích cực nghiên cứu thị trường, sản phẩm mà công ty đối thủ đang cung cấp, chiến lược bán hàng đối thủ đang thực hiện,… Để từ đó đưa ra giải pháp cạnh tranh hiệu quả hơn giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và cuối cùng là tăng lợi nhuận gộp.
Tỷ lệ lãi gộp là gì?
Tương tự với lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp là tỷ suất lợi nhuận gộp được hiển thị dưới dạng phần trăm(%) doanh thu. Dựa vào tỷ lệ lãi gộp, bạn sẽ tính toán và hình dung được lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí hoặc so sánh tỷ lệ lãi gộp giữa các năm để biết rằng hoạt động kinh doanh của công ty có đang phát triển hay không.

Công thức tính tỷ lệ lãi gộp như sau:
Tỷ lệ lãi gộp (%) = (Lãi gộp / Doanh thu) x 100%
Ví dụ về tỷ lệ lãi gộp:
- Năm 2020, doanh nghiệp A có doanh thu 100 tỷ, mức lãi gộp 15 tỷ
=> Tỷ lệ lãi gộp năm 2020 của doanh nghiệp A = (15/100) x 100% = 15%
- Năm 2021, doanh nghiệp A có doanh thu 200 tỷ, mức lãi gộp 20 tỷ
=> Tỷ lệ lãi gộp năm 2021 của doanh nghiệp A = (20/100) x 100% = 20%
Từ kết quả tính toán tỷ lệ gộp của doanh nghiệp A, có thể thấy được:
Năm 2021, công ty này có doanh thu tăng gấp đôi so với năm trước đó. Thế nhưng, tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp này cũng chỉ tăng 5% so với năm 2019. Số liệu này cho thế, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống. Điều đó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân có thể kể đến như: chi phí nguyên liệu tăng, chi phí marketing tăng,…
Lãi gộp và lãi ròng là một?
Đã có không ít người nghĩ rằng lãi gộp cũng chính lãi ròng. Trên thực tế, 2 thuật ngữ này chỉ có một số nét tương đồng còn về bản chất và công thức tính lại có những điểm khác nhau cụ thể qua bảng sau đây:
Yếu tố | Lãi gộp | Lãi ròng |
Khái niệm | Lợi nhuận doanh thu sau khi trừ đi chi phí sản xuất | Lợi nhuận sau khi thanh toán lãi suất, thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả các khoản chi phí khác trong quá trình kinh doanh |
Công thức tính | Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán | Lãi ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – 30% chi phí hoạt động – 10% VAT – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp |
Một số lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ lãi gộp cao

Thông thường, với hầu hết các doanh nghiệp mức lãi gộp cao hay thấp sẽ tuân theo quy luật kinh doanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn có một số lĩnh vực bỏ ra chi phí thấp nhưng lãi gộp khá cao điển hình là:
- Sản xuất: sản xuất là lĩnh vực luôn đứng đầu trong danh sách ngành nghề có tỷ lệ lãi gộp cao. Điều này xuất phát từ đặc thù mô hình kinh doanh có nguyên liệu thô đầu vào thấp, chi phí nhân công rẻ nên sẽ không tốn quá nhiều chi phí cho một sản phẩm trong khi số lượng thành phẩm làm ra lại rất lớn.
- Ẩm thực: sở dĩ ẩm thực là ngành có lợi nhuận gộp cao vì nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực này khá thấp, người kinh doanh có thể mua 1 bán 5 hoặc hơn thế nữa. Đồng thời, ăn uống còn là một trong những nhu cầu không thể thiếu của con người, cộng với người tiêu dùng sẽ không bao giờ trả giá cho mặt hàng này nên sẽ rất thuận lợi cho người kinh doanh.
- Sản phẩm vô hình: có thể kể đến như phần mềm, dịch vụ, du lịch… Đây là các ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không cần bỏ ra quá nhiều chi phí nguyên liệu hay nhân công. Điểm đặc biệt của lĩnh vực này là doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra số vốn ban đầu sau đó khai thác và phát triển sản phẩm này một cách lâu dài theo dạng thuê, bán theo gói, tháng, năm. Từ đó, tạo cho lợi nhuận gộp thu được của lĩnh vực này tương đối cao so với các ngành nghề khác.
Lời kết
Lãi gộp là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Hiểu rõ về lãi gộp làm gì, ý nghĩa và công thức tính lãi gộp sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh, từ đó đưa ra mục tiêu, chiến lược phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi WilliamRees để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!